[GIẢI ĐÁP] Cảm cúm có nên xông hơi không?

Xếp hạng: 3.1 (13 bình chọn)

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi khiến cơ thể có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm bệnh cảm. Khi mắc phải bệnh cảm cúm nếu không chữa trị ngay mà để lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Thông thường, khi bị cảm cúm mọi người thường dùng thuốc theo kê đơn của các nhà thuốc. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng vào thuốc nhiều người thắc mắc liệu có nên dùng phương pháp xông hơi để giải cảm không? Nên dùng loại lá nào để đạt hiệu quả hơn?

Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi này thì hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết có nên xông hơi khi xuất hiện triệu chứng cảm cúm không nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Bị cảm cúm có nên xông hơi không
Bị cảm cúm có nên xông hơi không

1. Cảm cúm có nên xông hơi không?

Câu trả lời là có. Bởi ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y cho đến việc sử dụng các dược liệu từ Đông y để điều trị bệnh cảm cúm, thì xông hơi cũng được đánh giá là một trong những phương pháp hỗ trợ giải cảm vô cùng hiệu quả.

Theo các chuyên gia tư vấn về sức khỏe, sự lưu thông tuần hoàn ở tuyến da giúp nhiệt độ cơ thể luôn ổn định. Do đó, khi bị cảm cúm sẽ dẫn đến các triệu chứng: đau đầu, đau họng, ngạt mũi, cơ thể đau nhức,... và bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp xông hơi cho trường hợp này.

Khi xông hơi, hơi nước nóng tác động làm giãn nở lỗ chân lông và các mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đẩy mạnh các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Đồng thời, quá trình này cón có tác dụng chống phù nề, trữ nước trong cơ thể giúp người bệnh tỉnh táo hơn và giảm thiểu các chứng bệnh cảm cúm.

2. Cảm cúm nên dùng loại lá xông hơi nào?

Lá xông cảm cúm gồm những loại nào? Làm thế nào để xông hơi được hiểu quả? Đây là những câu hỏi mà nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết nên dùng loại lá nào mới hợp lý.

Dưới đây là những loại lá quen thuộc và rất tự nhiên với đời sống hằng ngày nên bạn có thể tìm mua ở bất cứ đâu:

  • Lá bưởi: có chứa hàm lượng alpha - terpineol, alpha - pinen có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và sát trùng vùng họng.
  • Lá bạc hà: chứa tinh dầu methol, neomenthol,...có tác dụng kháng khuẩn, loãng đờm và giảm đau.
  • Cây sả: với tinh dầu geraniol, citral chống ho, kháng nấm và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Lá kinh giới: chống tình trạng ho nhiều, co thắt ruột, giảm đau hiệu quả.
  • Cây hương nhu trắng hoặc tím: chứa tinh dầu methyl eugenol có khả năng chống viêm, hạ nhiệt cơ thể.
  • Gừng: chống buồn nôn, chóng mặt và giảm ho khan, ho có đờm.
  • Lá hoắc hương: với tinh dầu sesquiterpen có khả năng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ và giảm tình trạng viêm nhiễm vùng họng.
Các loại lá xông hơi
Các loại lá xông hơi

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản và dễ làm:

  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cho vào nồi đun sôi từ 10 - 15 phút.
  • Bắc nồi ra khỏi bếp rồi đặt trước mặt, phủ chăn mỏng lên đầu vào kín người.
  • Mở vung nồi từ từ cho hơi nước thoát ra ngoài và làn da dần thích nghi với nhiệt độ hơi nóng. Cẩn thận tránh đừng làm mình bị bỏng.
  • Trong quá trình xông, hít thở nhịp nhàng để tác dụng lên đường hô hấp và mồ hôi dần thoát ra ngoài cùng các độc tố.
  • Xông 15 - 20 phút thì dừng lại rồi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo và nghỉ ngơi để sức khỏe dần phục hồi.

Để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất bạn nên chọn những loại lá tươi xanh và không nên đun quá kỹ, vì như vậy sẽ làm bay mất tinh dầu khiến quá trình xông không đạt hiệu quả cao.

3.  Những trường hợp cảm cúm không nên xông hơi

Đúng là xông hơi rất tốt cho cơ thể của những người đang bị cảm cúm, tuy nhiên tùy vào cơ địa, mức cảm cúm của mỗi người là khác nhau nên có một số trường hợp không nên áp dụng biện pháp trị cúm xông hơi này, điển hình như:

  • Người đang sốt rất cao, ra nhiều mồ hôi nhưng không khát nước, sốt nóng sốt rét
  • Người đang bị suy nhược cơ thể hoặc bị sốt siêu vi
  • Người có dấu hiệu huyết áp tăng cao, đột quỵ
  • Người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ vừa sinh hoặc đang mang thai, sức đề kháng yếu kém
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Người có vấn đề về tim mạch, hệ thống dây thần kinh không ổn định
  • Người mắc các bệnh nền ngoài da như dị ứng, mẩn đỏ
  • Người có đường tiêu hóa kém, huyết áp cao
Phụ nữ đang mang thai không nên xông hơi giải cảm
Phụ nữ đang mang thai không nên xông hơi giải cảm

4. Lưu ý khi xông hơi giảm cảm

Để an toàn cho sức khỏe và không gặp phải những trường hợp không mong muốn xảy ra bạn nên lưu ý những điều sau khi xông hơi giải cảm:

  • Không nên xông hơi quá trong thời gian dài, thời gian hợp lý là từ 1 - 2 ngày/ tuần.
  • Không nên xông hơi quá lâu sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và hệ tiêu hóa.
  • Tiến hành xông hơi ở nơi kín gió, không nên xông hơi trong phòng điều hòa.
  • Dùng khăn bông mềm lau sạch mồ hôi trên cơ thể và tuyệt đối không đi tắm ngay lúc xông hơi xong.
  • Bổ sung điện giải với 1 - 2 cốc nước hoặc cốc trà gừng ấm.
  • Trong quá trình xông nếu cảm thấy khó thở, có dấu hiệu chóng mặt, chân tay bủn rủn,... nên dừng lại ngay và đi kiểm tra tình hình tại bệnh viện.

Nếu bạn cảm thấy khá bất tiện và không có nhiều thời gian để thực hiện xông hơi truyền thống thì có thể lựa chọn phòng xông hơi cho riêng gian phòng của mình. Phòng xông hơi là một hệ thống thiết bị vô cùng thuận tiện với nhiều tính năng hiện đại đem lại những tác dụng vượt bậc an toàn cho sức khỏe người dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc để hiểu rõ cảm cúm có nên xông hơi không? Hy vọng với những kiến thức bổ ích này giúp bạn biết nhiều hơn những phương pháp chăm sóc bản thân mình cũng như những người thân xung quanh.

Hợp Phát Sauna - Đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm phòng xông hơi, máy xông hơi, bồn tắm massage, bể bơi SPA cao cấp. Mọi câu hỏi của các bạn có liên quan đến các sản phẩm của chúng tôi vui lòng gọi điện đến hotline 0983 989 885 để được hỗ trợ miễn phí.